HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM 2
Thuốc tím - KMnO4
Giá mời liên hệ
Công thức hóa học: KMnO4
Quy cách: 50Kg / Thùng
Xuất xứ: Trung Quốc, Ấn Độ
Thuốc tím có một số đặc tính nổi trội như:
– Là chất oxi hóa mạnh.
– Sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác
– Bị phân huỷ ở nhiệt độ trên 200oC; 100 g nước hoà tan được 6,4 g KMnO4.
– Dung dịch có màu tím đậm.
– Dung dịch loãng có màu tím đỏ.
Tác dụng của thuốc tím KMnO4
– Thuốc tím – KMnO4, được bắt đầu đưa vào trị bệnh trên cá vào năm 1918.
– Thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, nó được dùng làm chất oxi hoá trong hoá học hữu cơ và hóa học vô cơ
– Trong y học, dung dịch KMnO4 loãng được dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương, rửa rau sống.
– Chất hấp thụ khí gas
– Chất khử nhiễm trùng trong nước
– Chất khử trùng trong ngành dược
– Trong hoá phân tích, dùng định lượng nhiều chất.
– Chất oxi hóa của đường saccharin, vitamin C v.v…
– Chất làm bay màu của tinh bột, vải dệt, chất béo
– Trong thủy sản, việc sử dụng thuốc tím sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao, vì thuốc tím sẽ diệt một lượng lớn tảo trong môi trường ao nuôi.
– Ngoài ra cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí luyện kim và môi trường
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tím KMnO4:
– Cần tính toán lượng nước trong ao để tránh lãng phí cũng như là đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.
– Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, vì vậy khi bảo quản cần tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao.
– Không dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, iodine, H2O2,…
– Nên kéo dài thời gian xử lý để tránh việc ngộ độc thuốc tím đối với thủy hải sản. Đồng thời cần theo dõi quan sát sức khỏe tôm cá sau khi xử lý.